Cuộc bầu cử ở Úc vừa qua có kết quả chênh lệch cuối cùng rất nhỏ giữa thắng và thua, và phải trải qua một giai đoạn chênh vênh không rõ bên nào sẽ thuyết phục được các nghị sĩ độc lập để thành lập chính phủ. Như vậy có thể lặp lại nghiên cứu sử dụng thông tin từ thị trường dự báo các hiện tượng văn hoá, kinh tế, chính trị (prediction markets) như nhóm Eric Snowberg, Justin Wolfers, Eric Zitzewitz đã làm trong
bài báo của họ trên QJE năm 2007. Câu chuyện cơ bản là thị trường dự báo thể hiện rất nhanh và chính xác các thông tin về xác suất thắng cử của mỗi bên, và dựa vào đây người ta có thể so sánh các chỉ số của thị trường, trái phiếu, cổ phiếu các công ty có liên hệ với từng bên, để ước lượng rất chính xác giá trị trung bình của mỗi đảng phái chính trị đối với những thước đo kinh tế này. Cách ước lượng này hiện giờ có lẽ là phương pháp chính xác nhất, vì nó tránh được vô số những vấn đề "confounding" làm thiên lệch (bias) kết quả, mà các phương pháp ước lượng trực tiếp bằng regression thông thường hay gặp (thông thường người ta chỉ regress chỉ số kinh tế lên kết quả bầu cử). Trên thị trường Mỹ, phần lớn các nghiên cứu cho thấy thị trường "ưa" đảng Cộng hoà hơn đảng Dân chủ. Không rõ nếu thực hiện trên thị trường khác (ở đây là Úc) thì kết quả sẽ ra sao. Thực ra, phương pháp sử dụng thị trường dự báo có thể áp dụng được cho hầu hết các cuộc bầu cử. Tuy vậy với một cuộc bầu cử sát sao như ở Úc vừa qua thì sẽ có nhiều câu chuyện để nói hơn.
No comments:
Post a Comment